English

 

Home

 

Contents

 

Trang Đầu

 

Trang Kế

 

Trang Trước

 

Mục Lục

Cụ Tăng Huynh

Năm sinh : 1882      Ngày từ trần :      02-03-1970      Hưởng thọ 88 tuổi.

Ngày kỵ : 25 tháng Giêng Âm-lịch.

Trích trong tập hồi-kư ‘Nói chuyện với con’ của ông Tăng-thiên-Thại.

Dưới đây  là lời ông Thại kể chuyện với các con của ông.

 

            Ông Nội quê làng Minh-Hương, Hội-An. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán (chữ Trung quốc). Thời ấy, chữ Hán, sử dụng như quốc ngữ, được dùng trong các công-sở, trong giao-dịch, trong thi cử... Hàng năm, nhà vua cho mở các kỳ thi Hương, thi Hội...tại cố đô Huế để tuyển chọn nhân tài ra giúp nước. Ông nội thông thạo Hán học, thường đọc sách và làm thơ bằng chữ Hán. Nhưng Ông Nội chưa có dịp đi thi th́  quốc ngữ (tiếng Việt) đă thay thế cho chữ Hán, các kỳ thi Hương, thi Hội bị bải bỏ. Người ta đua nhau theo Tây học.

            Ông Nội từ Hội-An ra Đà-nẵng sinh sống, tự học tiếng Pháp và vào làm việc tại Sở Thương-chánh Trung-kỳ đóng tại Thành-phố Đà-nẵng. Trong kỳ thi Tham-tá đầu tiên tổ chức chung cho ba nước Đông-dương là Việt-nam, Lào và Cao-miên, Ông Nội đậu thủ-khoa với số điểm rất cao. Điểm của ông nội hơn điểm của người đậu cuối bảng đến 100 điểm. Sau đó, Ông được cử giữ chức Trưởng Pḥng Nhân-viên của Sở Thương-chánh Trung-kỳ, quản lư một số nhân-viên đông đảo, gồm cả người Việt lẫn người Pháp, trong suốt 13 tỉnh, Thành-phố của Trung-Việt, từ Thanh-Hóa vào đến B́nh-Thuận. Ông Nội có kể cho Ba nghe một chuyện vui xảy ra trong thời kỳ này.

            Có một người Pháp, tốt- nghiệp Cử-nhân Luật khoa tại Pháp, được bổ-dụng làm nhân-viên tại Sở Thương-chánh Trung Kỳ. Ỷ ḿnh là một người Pháp, lại có văn-bằng Đại-học, người Pháp này, tuy là nhân-viên dưới quyền, vẫn có thái-độ coi thường Ông nội. Viên Giám-đốc người Pháp lănh-đạo Sở hiểu rơ việc này, muốn uốn nắn anh chàng kiêu căng kia vào khuôn phép. Một hôm, viên Giám-đốc cho gọi người Pháp vào, ân cần nhờ cậy anh ta một việc. ‘’Tôi muốn viết một công-văn nội-dung như thế này đây, nhưng tôi bận quá, nhờ anh thảo hộ cho nhé’’, viên Giám-đốc nói. Thế rồi khi nhận được bản thảo từ tay người Pháp kia, viên Giám-đốc cho gọi ông nội vào, trao bản thảo cho ông nội và nói : ‘’Tôi quá bận, nhờ anh sửa giúp bản thảo này’’. Sau khi bản thảo đă được ông nội sửa chữa, viên Giám-đốc cho gọi cả người Pháp lẫn ông nội vào. Thoạt tiên, viên Giám-đốc nói với người Pháp :  ‘’Tôi có sửa vài chỗ trong bản thảo của anh. Đây, anh xem lại đi và cho tôi biết ư kiến’’. Người Pháp tiếp nhận bản thảo, xem qua những chỗ đă được sửa chữa rồi nói, giọng kính cẩn : ‘’Ông Giám-đốc sửa rất hay, tôi rất thán phục’’. Lúc đó, viên Giám-dốc mới chỉ tay về phía Ông nội và nói : ‘Tôi xin giới-thiệu với anh, người đă sửa bản thảo của anh chính là ông này đây’’. Người Pháp vội vàng đứng ngay dậy, mặt hơi tái, hai tay bắt lấy tay Ông nội : ‘’Xin cám ơn, xin cám ơn’’. Và từ đó, anh ta không c̣n có ư coi thường Ông nội nữa.

            Với bản tính siêng năng, hiếu học và tư-chất thông-minh thiên phú, chỉ nhờ tự học, chẳng bao lâu Ông nội đă là một trong những người thảo công-văn tiếng Pháp giỏi nhất trong Sở. Nhất là những khi cần thảo điện-tín, Ông nội luôn được giao phó, v́ những điện-tín do ông thảo ra vừa đầy đủ, rơ nghĩa, lại gọn gàng, mà chữ dùng lại chính xác, không dư, không thiếu.

            Về phẩm trật ở Nam Triều, Ông nội được Vua phong hàm ‘’Hồng Lô Tự Khanh’’ và ‘’Tứ Phẩm Văn giai’’, ngang hàng với Tri Phủ, viên-chức Nam Triều cai quản một Phủ thời bấy giờ. Xin nói thêm là, về phương-diện hành-chánh, Việt-nam được chia thành nhiều Tỉnh với chức-vụ Tổng-Đốc đứng đầu. Mỗi Tỉnh lại chia thành nhiều Phủ (đơn-vị có diện-tích lớn, dân-số đông) hay Huyện (đơn-vị nhỏ hơn), lănh-đạo bởi Tri-Phủ hay Tri Huyện. Mỗi Phủ hay Huyện lại chia ra làm nhiều Làng, có Lư-Trưởng đứng đầu.

            Trên ảnh Ông nội, tấm thẻ được gài vào khuy áo bên mặt là Bài Ngà, làm bằng ngà voi, trên có khắc bốn chữ đỏ ‘’Hồng Lô Tự Khanh’’. Ông nội được ban thưởng nhiều huy-chương của cả Vua Việt-nam (như Kim-Tiền, Kim-Khánh, Bắc-Đẩu Bội-Tinh, Long Bội Tinh...) lẫn của Vua Lào và Vua Cao-miên. Riêng tấm huy-chương của Hàn-Lâm Viện Pháp màu tím, có hai cành ô-liu tréo nhau, là một biểu-tượng dành cho những người có học-thức, rất được người Pháp trọng nể. Tấm áo gấm Ông nội đang mặc là do Vua (Việt-nam) ban, loại gấm không được phép bán trên thị-trường. Bà nội cũng được Vua ban cho một chiếc áo gấm, loại gấm tương-ứng với phẩm trật của ông nội. Bởi vậy, nh́n vào chiếc áo gấm của người vợ, ta có thể biết ngay phẩm trật của người chồng.

            Thấm nhuần tư-tưởng Khổng giáo với các đức tính Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, và tuy đă chuyển từ Hán học qua Tây học, ông nội vẫn giữ mái tóc dài đến mông như những nho sĩ đương thời. Làm việc với người Pháp, ông nội vẫn mặc quốc phục cổ truyền, áo dài, khăn đóng. Đặc biệt chiếc khăn đóng cuả ông nội có một mănh vải phía sau để bao cái búi tóc của ông lại.

            V́ đông con, ông nuôi trong nhà hai thanh-niên khỏe mạnh làm phu xe cho hai chiếc ‘xe kéo’ nhà (thời đó, chỉ có xe kéo, chưa có xe cyclo) để đưa ông đi làm và đưa các con đi học.

            Vốn thích cuộc sống thanh nhàn do ảnh-hưởng của Nho giáo, ông xin về hưu sớm, lúc mới có 50 tuổi. Trước khi về hưu, ông lập một mănh vườn rộng 10.000 m2 với cây kiểng rất đẹp, trồng nhiều loại cây ăn trái và xây một ngôi nhà lớn nhất trong vùng thời ấy. Cả khu-vực lúc đó chưa có điện. Ông xuất tiền chi cho Nhà Đèn, một công-ty tư-nhân người Pháp, trồng thêm nhiều trụ điện, đưa điện về đến nhà của ông. Từ đó, dân trong vùng mới có thể xin bắt điện vào nhà.

           Như là chuyện ‘cha truyền, con nối’, khi về hưu, ông bàn giao chức vụ Trưởng Pḥng Nhân-viên lại cho người con trai đầu của ông là ông Tăng-thiên-Huốn, lúc đó vừa đổ Tú-Tài Pháp tại Hà-nội.

           Các con đă biết qua về gia-đ́nh của Ông Nội, một gia-đ́nh đông đảo hiếm có. Tuy nhiên, để lưu lại cho các thế-hệ mai sau, Ba nghĩ cũng nên nói về vấn-đề này.

            Ông Nội có 3 bà vợ và 19 người con, 10 trai, 9 gái.

            A) Vợ đầu là bà Phan-thị-Thoan (1886-1921), con ông Tú-tài Phan-Thận, người làng Cẩm-hà, tỉnh Quảng-nam. Là một người khiêm-tốn lại đảm-đang cho nên, mặc dầu chồng là một quan-chức có lương-bổng khá cao, bà vẫn dọn một ngôi hàng xén nho nhỏ, bán gạo và thuốc lá lẻ, hàng ngày kiếm lời từng hào, cần kiệm góp sức với chồng nuôi con ăn học. Con trai đầu của bà, Tăng-thiên-Huốn, được cưng chiều rất mực, luôn luôn quấn quưt bên mẹ. Tuy nhiên, v́ sớm lo cho tương-lai của con, trong khi đứa con nhỏ chỉ mới có 10 tuổi, chưa học hết bậc Tiểu-học, bà đă nhất quyết gởi con vào nội-trú tại Trường Pellerin, một trường tư-thục công-giáo nổi tiếng tại Huế, cách xa quê nhà đến 100km. Sau đó, ông Huốn được cho ra Hà-nội, thủ-đô của Việt-nam, cách Đà-nẵng ngót 1.000km để tiếp-tục việc học cho đến khi tốt-nghiệp Tú-tài Pháp, một bằng-cấp khá cao thời đó.

 Vốn người hiền-hậu, nhân-từ, bà thường giúp đỡ người nghèo. Gặp lúc một nạn đói trầm trọng xảy ra vào năm Th́n, trong khi những nhà buôn gạo chỉ lo đầu-cơ, tích-trử để bán với giá cao th́, trái lại, bà dă xuầt hết gạo trong kho ra, bán cho dân nghèo với giá hạ. Con gái một nhà thâm nho, bà cũng như chồng, luôn luôn đặt đạo-đức lên trên tiền bạc.

Bà Phan-thị-Thoan có 6 người con, 3 trai, 3 gái :

1- Ông Tăng-thiên-Huốn       2- Bà Tăng-thị-Gi-Lớn       3-Cô Tăng-thị-Gi-Nhỏ

4- Ông Tăng-thiên-Tứ           5- Ông Tăng-thiên-Tắc      6- Bà Tăng-thị-Du

            V́ đông con, quá bận rộn, bà Thoan đă cưới cho Ông Nội một bà vợ hầu tên là bà Nguyễn-thị-Hiếu, người Quảng-nam.

B) Bà Nguyễn-thị-Hiếu chỉ sinh có một ngựi con gái là bà Tăng-thị-Tịnh (cô Sáu). Sau đó, không rơ v́ nguyên-nhân nào, bà Thoan đă cho bà Hiếu về, không c̣n liên-hệ nào với Ông nội nữa, nhưng phải để cô Tịnh lại. Về già, bà Hiếu đă được cô Sáu rước ra Đà-nẵng phụng-dưỡng cho đến khi bà từ-trần.

C) Sau khi bà Phan-thị-Thoan qua đời, Ông Nội tục-huyền với  bà Đinh-thị-Thái, người Huế. Đây là Mẹ ruột của Ba, là Bà Nội của các con. Bà nội có kể cho Ba nghe, bà lấy chồng đúng là ‘cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó’. Bà không biết mặt chồng cho đến khi đám cưới được tổ-chức. Trong hoàn-cảnh như vậy, hơn nữa, ông nội hơn bà nội đến 17 tuổi, vậy mà Ông Bà đă sống với nhau rất hạnh-phúc cho đến đầu bạc, răng long. Là con gái thứ hai của một vị quan-chức Nam Triều, Bà Nội tính t́nh hiền lành hiếm có. Nhà ông bà nội thời ấy thường có đông người làm : một bà phụ-trách đi chợ nấu ăn, chừng năm, sáu bà vú em, hai anh phu xe kéo, có khi thêm một đứa nhỏ để sai vặt, nhưng Ba chưa bao giờ thấy bà la rầy một ai. Lúc nào bà cũng điềm đạm, ăn nói nhỏ nhẹ, ôn tồn, biểu lộ một bản chất nhân-từ, đôn-hậu.

              Bà nội có 12 người con, 7 trai, 5 gái :

1- Bà Tăng-thị-Ngộ             2- Ông Tăng-thiên-Phú         3- Bà Tăng-thị-Điềm

4- Ông Tăng-thiên-Bửu      5- Ông Tăng-thiên-Thại        6- Ông Tăng-thiên-Hối

7- Ông Tăng-thiên-Tài       8- Ông Tăng-thiên-Tư            9- Bà Tăng-thị-Tuân

           10- Bà Tăng-thị-Khải         11-Cô Tăng-thị-Hồng-Vân    12- Ông Tăng-thiên-Mân

             Ba có làm một gia phả trong đó có Đại gia-đ́nh của Ông Nội. Nh́n vào gia phả, các con sẽ thấy rơ các Nhánh, như nhánh của bà Phan-thị-Thoan, nhánh của bà Nguyễn-thị-Hiếu và nhánh của bà Đinh-thị-Thái. Mỗi Nhánh lại chia ra từng Gia-Đ́nh của những người con của Ông Nội. Về gia-đ́nh của Ba, con sẽ thấy tên của các con trong đó.    

            Là một thâm nho thấm nhuần tư-tưởng Khổng Mạnh, ông nội là một người con chí hiếu. Ông lại rất thanh-liêm, luôn coi trọng đạo-đức hơn tiền bạc. Mỗi lần Sở Thương-chánh Trung-kỳ tổ-chức các kỳ thi tuyển-dụng nhân-viên, ông thường bảo người nhà ra khóa cổng sớm để khỏi phải tiếp những người sắp dự thi đến quà cáp, hối-lộ.

            Ông nội có tính thương người. Ông có kể cho Ba nghe câu chuyện của một nhân-viên Thương-chánh Đà-nẵng đau mắt, chẳng may bị mù. Gia-đ́nh ông này nghèo, đông con và chỉ trông nhờ vào đồng lương hàng tháng của ông ta để sống. Nay bị mù cả hai mắt, tất nhiên ông sẽ bị cho thôi việc, và v́ chưa đủ thâm niên, ông cũng không có hưu-bổng. Cảm thương hoàn-cảnh nghặt nghèo của một nhân-viên dưới quyển, ông nội đành liều che dấu, để hàng tháng, ông ta vẫn tiếp-tục được lănh lương. Cứ mỗi lần viên Giám-đốc người Pháp hỏi đến ông này, ông nội lại nói : ‘ Tôi đă phân anh ta đi công-tác rồi’. Nhờ vậy, ông nội đă bao che để cho người nhân-viên tội-nghiệp này lănh trọn một năm lương.

           Từ ngày hưu trí, Ông Nội vui với thú điền viên. Trải qua thời-thế đổi thay, chiến-tranh khốc liệt, phải tản-cư hết sáu năm dài, từ năm 1946 đến năm 1952, hết Quế-sơn rồi đến Tam-kỳ, nhưng trong mọi hoàn-cảnh, lúc nào Ông Nội cũng được Ông Trời ban cho một cuộc sống hạnh-phúc, nhàn hạ.

            Tháng 2 năm 1970, v́ tuổi già sức yếu, lại gặp lúc thời-tiết đổi thay bất thường, Ông Nội bị cảm cúm kéo dài, sức khỏe suy kém. Sáng Mồng Một Tết năm Canh Tuất (1970), Ba đến thăm th́ Ông Nội đ̣i một cái giường mới và một va-ly mới. Dù là ngày đầu năm, tất cả các cơ-sở thương-măi đều đóng cửa ăn Tết, nhưng Ba cũng năng nỉ ông chủ của một hăng bán đồ gỗ quen biết để chở về cho Ông, ngay trong buổi sáng Mồng Một Tết, một cái giường mới bọc fort mica láng bóng, cùng một cái nệm mousse khá dày, mới tinh. Cùng lúc ấy, cô Ngọc-Anh cũng đem qua một va-ly samsonite và chuyển hết áo quần của Ông vào trong đó. Nằm trên cái giường mới, va-ly áo quần để dưới chân, Ông Nội mĩm cười măn nguyện.

            Ông Nội vui vẻ được hơn một tuần rồi bắt đầu hôn mê, không ăn uống ǵ được nữa, chỉ chuyền serum. Chiều ngày 25 tháng giêng năm Canh Tuất (02-03-1970), đang ngồi bên cạnh giường Ông, Ba bổng nghe Ông thở ra một tiếng rất dài. Ông đă ra đi thật b́nh yên, nhẹ nhàng, vào lúc năm giờ rưỡi chiều với tuổi thọ tám mươi tám.

            Ông yên nghỉ trong một lăng mộ khá đẹp tại nghĩa-trang Hội Ái hữu Quan-thuế Trung Việt tọa lạc tại trung-tâm thành-phố Đà-nẵng.

`           Sau năm 1975, nghĩa-trang này bị giải-tỏa. Ông được cải táng bên cạnh bà nội Đinh-thị-Thái tại nghĩa-trang xă Ḥa-Khánh, cách Đà-nẵng độ 10km về hướng bắc, và sau đó, lăng mộ Ông Bà đă được xây lại.  

             

Ghi-chú :  Ba có hỏi Ông nội, tại sao thông chữ Hán như ông mà lại đặt tên Cô Ba và Cô Bốn là Gi Lớn và Gi Nhỏ, nghe kỳ quá vậy. Ông nội cười và nói : Mỗi lần sinh một người con, Ông nội phải về Hội-an thưa tŕnh Ông Cố và xin Ông Cố đặt tên cho con. Khi sinh Cô Bốn, Ông nội về th́ gặp lúc Ông Cố đang chơi tài bàn. V́ không muốn nghĩ ngợi phân tâm, Ông Cố bảo : Con chị tên Gi th́ nay gọi nó là Gi Lớn, c̣n con em th́ là Gi Nhỏ. Rồi Ông Cố tiếp tục chơi, không buồn để ư đến nữa. Dù hoàn toàn không vừa ư, vă lại, Ông nội thưà sức để đặt cho con ḿnh một cái tên đẹp hơn nhiều, nhưng Ông nội không dám trái ư cha !! 

Tháng 6 năm 2004

Tăng-thiên-Thại

Lăng mộ ông bà nội (tường màu vàng) giưă cảnh núi non hùng vỹ của nghĩa-trang Ḥa-khánh